Ngày 19/02/2016
Sau đây là một số công dụng:
Nước cam
- Quả cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, còn có tác dụng giả
- Nước cam còn có thể dùng làm sạch giúp cho da mịn màng, bằng cách dùng khăn lau mặt ngâm nước cam rồi chà xát da mặt.
- Nhiều chứng bệnh như miệng khát họng đau, ho khạc nhiều đờm… dùng cúc hoa rửa sạch, hãm với nước sôi, để nguội; cam tươi vắt lấy nước cốt, thêm vào nước cúc hoa dùng. Bài thuốc này có tác dụng sinh tân giải khát, thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, khai vị tiêu thực, lý khí tan đờm.
Vỏ cam
- Vỏ cam hàm lượng caroten nhiều, 0,93 - 1,95% tinh dầu, có thể dùng làm thuốc kiện tỳ và điều tiết hương thơm. tác dụng khoan hung giáng khí, chữa ho, tan đờm… có hiệu nghiệm với viêm phế quản mạn tính.
- Uống nước vỏ cam nấu chín có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.
- Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo. Có tác dụng kích thích ngủ ngon giấc, đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Hạt cam
- Hạt cam có thể dùng làm mặt nạ: Lấy 2 thìa hạt cam cho vào máy xay nhuyễn, hòa lẫn với nước cất chế thành mặt nạ dạng hồ, dùng đắp mặt giúp nâng cao sức đề kháng của các mao mạch làn da, đạt mục đích co, se niêm mạc và da, hạn chế được mụn trứng cá. Tuần đắp 1-2 lần.
- Hạt cam phơi khô dưới bóng râm mát đem rang vàng, sau đó tán bột hòa uống 3 - 5g với nước đun sôi để nguội giúp điều trị phong thấp.
Theo SKĐS