Ngày 25/06/2013
Người hỏi: Ngọc Minh
Năm nay tôi 23 tuổi, chưa lập gia đình. Tôi bắt đầu bị bệnh giãn tĩnh mạch từ đầu năm nay. Tôi đã đi khám và siêu âm tĩnh mạch và bác sĩ cho kết quả là dãn tĩnh mạch: chân trái độ II, chân phải độ I. Tôi làm việc văn phòng nên phải ngồi nhiều, triệu chứng vẫn như vậy: Sáng chân bình thường nhưng chiều về lại bị sưng lên, không thấy đau nhức gì chỉ thấy nóng khi ngồi hoặc đứng lâu. Tôi muốn hỏi bác sĩ giờ tôi có cần phải mua vớ Y khoa hay không? Và liệu kết hợp với uống thuốc thì tôi có thể khỏi bệnh hẳn không?
Trả lời:
Trước tiên phải nói với bạn là: Suy tĩnh mạch là một bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Bạn có thể dùng thuốc giúp Bổ khí thông huyết ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, dùng liên tục trong 1 tháng. Sau đó dùng thuốc duy trì 1 viên/ lần. Bạn làm việc văn phòng phải ngồi nhiều nên mang vớ ép y khoa trong lúc làm việc. Bạn mới 23 tuổi mà bị suy tĩnh mạch có lẽ do yếu tố gia đình là chủ yếu, bệnh này không ảnh hưởng gì đến vấn đề sinh hoạt vợ chồng nên bạn cứ an tâm.
SUY TĨNH MẠCH – VẪN TÁI PHÁT SAU MỔ.
Người hỏi: Liên Hương
Thưa bác sĩ, trên đùi em nổi rất nhiều gân đỏ, không bị tê hay đau chân gì hết, thỉnh thoảng mới bị chuột rút. Em đi khám (không có siêu âm) thì bác sĩ nói là suy tĩnh mạch chi dưới. Em đã uống được khoảng 2 tháng rồi mà không có dấu hiệu khỏi, em nghe nói bệnh này muốn chữa khỏi thì phải mổ nên em rất sợ. Em có cần mang vớ y khoa hay làm cách khác để chữa bệnh mà không cần mổ không?
Trả lời:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mạn tính, khi phẫu thuật bác sĩ chỉ cắt bỏ những tĩnh mạch giãn lớn (nhìn ngoài giống như những con giun đũa), vì vậy vẫn không chữa tận gốc bệnh được. Sau mổ bệnh vẫn tái phát. Bạn cần mang vớ y khoa trong 3 tháng đầu, sau chỉ mang khi đi nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều và khi tập thể dục. Bạn có thể dùng thuốc giúp Bổ khí thông huyết ngày 2 lần, mỗi lần 2- 3 viên dùng liên tục trong 3 tháng. Sau đó dùng thuốc duy trì 1 viên/ lần. Ăn nhiều rau xanh, trái cây họ cam quýt…
Người hỏi: Trần Kim Anh
Tôi làm giáo viên, đi làm thường đến cuối ngày là chân bị nặng, mỏi và rất khó chịu, đặc biệt khi chạy bộ thì chân tê rần, cảm giác bì bì. Tôi đã đi khám và được bác sĩ kết luận là bị ứ trệ dòng chảy tĩnh mạch chân phải, tôi đã sử dụng thuốc giúp Bổ khí thông huyết theo hướng dẫn của bác sĩ khám và thấy đỡ. Vậy tôi uống lâu dài được không?
Trả lời:
Giáo viên là nghề dễ bị suy giãn tĩnh mạch, những triệu chứng bạn kể hoàn toàn phù hợp với chẩn đoán suy tĩnh mạch chân (theo BS nói khác đi là ứ trệ dòng chảy tĩnh mạch). Bạn đã dùng thuốc bác sĩ cho và thấy đỡ, đó là dấu hiệu tốt. Thuốc giúp Bổ khí thông huyết mà bạn kể là thuốc 100% từ thảo dược và đã được nghiêm cứu lâm sàng nên bạn yên tâm sử dụng lâu dài với liều duy trì là 1 viên/ lần. Bên cạnh đó bạn nên áp dụng thêm cách điều trị sau:
1. Tiếp tục dùng thuốc hết liều điều trị và tái khám lại.
2. Mang vớ ép y khoa mỗi khi làm việc.
3. Mỗi tối về chườm lạnh hai chân (tuyệt đối không ngâm nước nóng hay thoa dầu nóng bệnh sẽ nặng hơn)
4. Tối ngủ gác chân cao
5. Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ …
Người hỏi: Lê Nguyệt Nga
Tôi bị suy tĩnh mạch chi dưới nhưng công việc của tôi bắt buộc phải đi giày cao gót. Xin hỏi bác sĩ là có cách nào tôi vẫn đi giày cao gót mà bệnh không bị nặng thêm?
Trả lời:
Khi bị suy tĩnh mạch mà đi giày cao gót thì những triệu chứng có thể sẽ nặng hơn. Nhưng vì công việc của bạn cần đi giày cao gót nên bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để làm chậm diễn tiến bệnh và giảm các triệu chứng của bệnh:
1. Mang giày cao gót bạn nên chọn loại đế xuồng (chiều cao phần mũi và gót giày không chênh lệch nhiều). Tranh thủ được lúc nào thì đi dép thấp lúc ấy.
2. Mang vớ ép y khoa khi làm việc,
3. Dùng thuốc giúp Bổ khí thông huyết ngày 2 lần, mỗi lần 2 -3 viên, dùng liên tục trong 3 tháng. Sau giảm còn 1 viên/ lần và uống duy trì.
4. Chườm chân nước lạnh mỗi cuối ngày làm việc.